Rung.vn Từ điển - Cộng đồng hỏi đáp trực tuyến
có bài viết mới ↑
  • 19/11/16 08:30:59
    mọi người ơi dịch giúp em những đoạn văn này sang tiếng Anh được không ạ?? em cám ơn mọi người rất nhiều ạ!
    1) Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti. Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là...
    mọi người ơi dịch giúp em những đoạn văn này sang tiếng Anh được không ạ?? em cám ơn mọi người rất nhiều ạ!
    1) Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti. Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.
    2) Chương trình phổ thông của Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ thật nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao phong cách con người, khả năng giao tiếp và sáng tạo. Học sinh Việt Nam, ngay từ cấp 1, chỉ biết học và học, không có thì giờ vui chơi, tập luyện thể thao, và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm tòi, khám phá, v.v.. Chương trình học rất ít linh động vì tất cả mọi học sinh học cùng một chương trình trong cùng một thời gian, không cần biết đến sự khác biệt về sự phát triển về tâm sinh lý của mỗi cá nhân và ở từng lứa tuổi, về hoàn cảnh gia đình, khác biệt về địa phương, v.v Kiến thức tổng quát thường học nhiều về nội địa và dân tộc (ít về thế giới), nhiều về quá khứ nhất là thành tích chiến tranh (rất ít về tương lai và lòng yêu chuộng hòa bình của người dân ), nặng về lý thuyết khoa học (nhẹ về ứng dụng). Vì thường học nhồi nhét, học sinh chóng quên những kiến thức không hợp thời cơ, không hợp sở thích và hoàn cảnh cá nhân hay mức độ phát triển về tâm sinh lý của cá nhân. Môi trường học thiếu những hoạt động nhóm mà học sinh làm chủ và từ đó không phát huy được khả năng giao tiếp và lãnh đạo. Giống như phổ thông, Đại học không giúp sinh viên phát triển được những khả năng quan trọng như giao tiếp, sáng tạo, lãnh đạo và phong cách con người vì chương trình, phương pháp giảng dạy, hệ thống tổ chức và quản lý thiếu tính cách linh hoạt, và không bắt kịp thời cuộc.
    Mỗi năm Việt Nam có chừng 150 ngàn sinh viên ra trường, và chỉ có 5-10% sinh viên giỏi nhất với trình độ tiếng Anh và khả năng giao tiếp cao tìm được việc làm với thu nhập tạm đủ (chừng 300 - 500 đô la một tháng) từ công ty nước ngoài. 90 - 95% còn lại không có việc làm, hay có việc với thu nhập rất thấp.
    3) Châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Đây thực sự là một nguy cơ đối với sự phát triển của châu lục. Hiện nay châu Phi có khoảng hơn 42 triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái. Báo cáo của Liên hiệp quốc cho rằng có tới 22 nước trong tổng số 48 nước châu Phi cận Xahara có tỷ lệ nhập học rất thấp, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp. Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100. Tỷ lệ nhập học tiểu học thấp ở châu Phi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Trên thế giới chưa từng có đất nước nào đạt được những tiến bộ về kinh tế nếu như tỷ lệ biết chữ trong dân cư chưa đạt trên 50%. Chất lượng giáo dục của châu Phi hiện nay rất tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, mà còn thông qua tỷ lệ hoàn thành các cấp học rất thấp. Số học sinh, sinh viên không hoàn thành các bậc học tiểu học, trung học ở nhiều nước châu Phi chiếm tỷ lệ rất lớn. Một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập và tăng năng suất lao động. Dinh dưỡng của người dân ở châu Phi ngày nay thậm chí còn thấp hơn mức dinh dưỡng của những năm đầu thập kỷ 1970 mặc dù cũng có đạt được một số tiến bộ ở một số nước. Tăng trưởng dân số nhanh chóng ở châu Phi cũng khiến số trẻ em bị thiếu cân ngày một gia tăng. Sức khỏe yếu kém của học sinh đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDs trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi. Đó là lý do đe dọa đến sự tiếp cận đầy đủ các cơ hội học hành của trẻ em châu Phi mặc dù đã có sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, sau hơn bốn thập kỷ giành được độc lập, hệ thống giáo dục của châu Phi vẫn thiếu thốn nghiêm trọng và giáo viên, sách vở, giáo trình, nguồn tài chính và phương pháp giảng dạy lạc hậu.

    Xem thêm.
    • Sáu que Tre
      1 · 20/11/16 01:21:14
    • Nóng Quá
      0 · 20/11/16 08:15:09
Loading...
Mời bạn nhập câu hỏi ở đây (cho thêm ngữ cảnh và nguồn). Bạn vui lòng soát lại chính tả trước khi đăng câu hỏi.

Có thể bạn biết

Điều khoản Nhóm phát triển
Rừng Từ điển trực tuyến © 2024
DMCA.com Protection Status
Top