Rung.vn Từ điển - Cộng đồng hỏi đáp trực tuyến
có bài viết mới ↑
  • 18/11/16 09:09:49
    mọi người dịch giúp em những đoạn văn bên dưới sang TA đc k ạ?:
    1) Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti. Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình...
    mọi người dịch giúp em những đoạn văn bên dưới sang TA đc k ạ?:
    1) Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti. Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.
    2) Chương trình phổ thông của Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ thật nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao phong cách con người, khả năng giao tiếp và sáng tạo. Học sinh Việt Nam, ngay từ cấp 1, chỉ biết học và học, không có thì giờ vui chơi, tập luyện thể thao, và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm tòi, khám phá, v.v.. Chương trình học rất ít linh động vì tất cả mọi học sinh học cùng một chương trình trong cùng một thời gian, không cần biết đến sự khác biệt về sự phát triển về tâm sinh lý của mỗi cá nhân và ở từng lứa tuổi, về hoàn cảnh gia đình, khác biệt về địa phương, v.v Kiến thức tổng quát thường học nhiều về nội địa và dân tộc (ít về thế giới), nhiều về quá khứ nhất là thành tích chiến tranh (rất ít về tương lai và lòng yêu chuộng hòa bình của người dân ), nặng về lý thuyết khoa học (nhẹ về ứng dụng). Vì thường học nhồi nhét, học sinh chóng quên những kiến thức không hợp thời cơ, không hợp sở thích và hoàn cảnh cá nhân hay mức độ phát triển về tâm sinh lý của cá nhân. Môi trường học thiếu những hoạt động nhóm mà học sinh làm chủ và từ đó không phát huy được khả năng giao tiếp và lãnh đạo. Giống như phổ thông, Đại học không giúp sinh viên phát triển được những khả năng quan trọng như giao tiếp, sáng tạo, lãnh đạo và phong cách con người vì chương trình, phương pháp giảng dạy, hệ thống tổ chức và quản lý thiếu tính cách linh hoạt, và không bắt kịp thời cuộc.
    Mỗi năm Việt Nam có chừng 150 ngàn sinh viên ra trường, và chỉ có 5-10% sinh viên giỏi nhất với trình độ tiếng Anh và khả năng giao tiếp cao tìm được việc làm với thu nhập tạm đủ (chừng 300 - 500 đô la một tháng) từ công ty nước ngoài. 90 - 95% còn lại không có việc làm, hay có việc với thu nhập rất thấp.

    Xem thêm.
Loading...
Mời bạn nhập câu hỏi ở đây (cho thêm ngữ cảnh và nguồn). Bạn vui lòng soát lại chính tả trước khi đăng câu hỏi.

Có thể bạn biết

Điều khoản Nhóm phát triển
Rừng Từ điển trực tuyến © 2024
DMCA.com Protection Status
Top